Cách bố trí hệ thống âm thanh ánh sáng

Posted in Tin tức on February 28, 2011 by thietbiamthanhanhsang

Thiết bị Âm thanh: hầu như tất cả các sự kiện đều cần có âm thanh, âm thanh cũng là một phương tiện truyền thông tin, là vật mã hóa tin. Có rất ít sự kiện không có âm thanh. Cần sử dụng âm thanh thích hợp đối với sự kiện. Âm thanh là một trong những tác nhân kích thích vào môi trường không gian sự kiện, tạo bầu không khí cho sự kiện. Các nhà tổ chức sự kiện cần chú ý bố trí không gian cho các thiết kế và hoạt động âm thanh. Có thể là không gian phía trước hoặc bên cạnh máy chiếu.

Ngôn ngữ trong sự kiện: Nhà tổ chức cần xác định ngôn ngữ chủ đạo trong sự kiện. Dùng một hay một số ngôn ngữ khác nhau. Ở Việt Nam, tiếng việt sẽ là chủ đạo. Đối với quốc tế, theo quy định hiện nay được sử dụng 5 thứ tiếng là Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung. Tùy theo đối tượng khách mời mà quyết định ngôn ngữ nào cho phù hợp. Ngôn ngữ phù hợp sẽ mang lại kết quả cao cho sự kiện.

Vị trí dành cho phiên dịch phải là một phần trong ngân sách và bố trí trong phòng. Do vậy, phải tính đến nơi nào dành cho phiên dịch và vị trí cần phát tai nghe, vị trí này có thể trực tiếp trong phòng hội nghị hoặc bên ngoài.

Cần bố trí thích hợp cho công ty phụ trách âm thanh. Họ có những thiết bị  âm thanh chuyên dụng như máy nhắc từ xa, các camera quay hình trực tiếp. Vị trí của họ có thể ở ngoài phòng họp, một số hoạt động của họ ở vị trí phía trên hay phía trước sân khấu.

Thời gian cho chuẩn bị âm thanh, thời gian cho tháo dỡ là một vấn đề cần được tính đến. Nếu làm việc với hai nhà cung cấp khác nhau về sân khấu và âm thanh, Nhà tổ chức hãy chú ý tới thời gian làm việc của hai nhà cung cấp để tránh xảy ra bất kỳ mâu thuẫn hay cản trở nào. Công ty thiết kế sân khấu sẽ chịu trách nhiệm sắp xếp thời gian cho mọi việc liên quan đến sân khấu như âm thanh, ánh sáng và trang trí sân khấu.

Hãy chuẫn bị sẵn sàng trước khi nhân viên âm thanh đến, chẳng hạn các dàn đèn treo có cần tháo ra không, các ống thông khí đã sẵn sàng để sử dụng chưa? Cần phải chuẩn bị những gì nữa để thời gian làm việc chuyên môn kỹ thuật của âm thanh cao nhất. Nhà tổ chức phải đến hiện trường để chuẩn bị mọi thứ trước khi họ tới làm việc.

Có những yêu cầu gì riêng biệt cùng những thiết bị chuyên dụng đặc thù cho việc lắp dựng và tháo dỡ các thiết bị âm thanh không? Cần phải quan tâm đầy đủ để có sự chuản bị chu đáo, không để ảnh hưởng tới thời gian chuẩn bị chung cho sự kiện.

Thiết bị Ánh sáng: Cùng với âm thanh, ánh sáng trở nên rất quan trọng đối với sự kiện. Nó là công cụ tích cực và tác động có hiệu quả vào môi trường, tạo nên tâm lý môi trường cần thiết phù hợp với các hoạt động sự kiện khác nhau. Việc thiết kế ánh sáng và bố trí hệ thống ánh sáng trong ngoài phòng họp vừa phải ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại vừa mang tính nghệ thuật. Hệ thống ánh sáng được chia làm 3 loại:

* Thiết bị Ánh sáng phục vụ các hoạt động sự kiện, bao gồm ánh sáng trắng, ánh sáng màu, tạo phong cảnh và ánh sáng chuyển động. Để tạo được ánh sáng này cần phải có những thiết bị chuyên dụng đặc biệt như đèn chiếu, đèn laser, đèn tròn quay và đèn màu, v.v…
* Thiết bị Ánh sáng bảo vệ, gồm hệ thống đèn với cường độ sáng thích hợp bảo vệ phòng hội nghị và khu vực sự kiện vào các đêm trong thời gian diễn ra sự kiện.
* Thiết bị Ánh sáng phục vụ các hoạt động chuẩn bị, hỗ trợ cho hoạt động sự kiện như các hoạt động dịch vụ, lắp dựng thiết bị, phục vụ sinh hoạt của khách tham dự và cán bộ, nhân viên công ty trong thời gian diễn ra sự kiện.

Trên cơ sở quy hoạch tổng thể địa điểm tổ chức sự kiện ở ngoài trời và trong phòng, Nhà tổ chức cần nắm chắc được yêu cầu về ánh sáng ở từng vị trí cụ thể, từ đó mà thiết kế nên hệ thống ánh sáng phù hợp. Ở trung tâm hội nghị quốc tế , khách sạn hoặc nhà hàng về cơ bản hệ thống điện đã theo thiết kế. Do vậy, Nhà tổ chức chỉ cần bổ sung thêm. Tuy nhiên, với những địa điểm tổ chức đặc thù như lều bạt, bến xe, sân bay, sân tập thể thao, v.v…đòi hỏi Nhà tổ chức phải thiết kế toàn bộ hệ thống điện, bảo đảm ánh sáng cho các hoạt động theo yêu cầu của sự kiện.

Nhà tổ chức phải có hợp đồng chi tiết với các nhà cung cấp thiết bị âm thanh ánh sáng. Những nhà cung cấp các dịch vụ chuyên biệt như sân khấu, trang trí nội thất, kho bãi, v.v…thường đảm bảo dịch vụ trọn gói, trong đó có ánh sáng. Các Nhà tổ chức cần lưu ý là mặc dù bên cung ứng cung cấp dịch vụ trọn gói song không bao giờ thích hợp hoàn toàn với yêu cầu sự kiện. Sự kiện muôn hình muôn vẻ, ánh sáng lại là một công cụ tạo bầu không khí sự kiện. Vì vậy, yêu cầu nhà cung cấp phải có thiết kế chi tiết và thiết bị cụ thể. Những cán bộ, nhân viên phụ trách theo dõi công việc chuẩn bị này phải thường xuyên kiểm tra tiến độ.

Hệ thống ánh sáng phải được hoàn tất từ 1 tới 2 ngày khi sự kiện diễn ra. Như vậy sẽ đảm bảo thời gian cho các hoạt động diễn tập, phát hiện các khiếm khuyết để bổ sung hoặc thay đổi kịp thời.

Chi phi phát sinh ngoài hợp đồng âm thanh, ánh sáng: Đối với mọi chi phí phát sinh cho sân khấu, âm thanh, hình ảnh hay ánh sáng Nhà tổ chức phải đảm bảo nhận được bản sửa đổi chi phí viết tay chi phí được chấp thuận của các bên liên quan. Không bao giờ chấp thuận việc thay đổi chỉ bằng lời nói. Có thể phải trả giá đắt nếu điều đó xảy ra.

Thiết bị âm thanh ‘khủng’ cho dân chơi

Posted in Tin tức on February 28, 2011 by thietbiamthanhanhsang

Những bộ loa, ampli được giới thiệu tại triển lãm âm thanh hàng đầu Bắc Mỹ có giá hàng chục nghìn USD. Triển lãm Công nghệ Điện tử tiêu dùng (SSI) diễn ra tại khách sạn Centre Sheraton, Montréal (Canada) đầu tháng này quy tụ những thương hiệu âm thanh nổi tiếng từ khắp nơi trên thế giới. Đã có 12.000 audiophile tham dự sự kiện này.

Loa Maxx Series 3 của Wilson Audio
Phòng trưng bày Wilson được đánh giá là ấn tượng nhất tại SSI. Hệ thống gồm có cặp loa Wilson Audio Specialties Maxx Series 3 phối hợp với loa siêu trầm 32 Hz Wilson Thor, phối ghép với cặp ampli monoblock Pathos Adrenaline.

Wilson Maxx Series 3 có giá 68.000 USD, bố trí bằng ba module riêng biệt nhằm tăng khả năng đồng pha giữa các củ loa (Maxx Series I và II chỉ có hai module). Đồng thời, loa midrange loại mới mang màng sợi carbon/giấy từ loa Alexandria X-2.

Loa Arabesque của Crystal Cable
Loa Arabesque làm bằng chất liệu nhựa tổng hợp cao cấp trong suốt. Ảnh: Soundstage

Hãng chuyên thiết kế chế tạo dây loa Crystal Cable mới đây đã tung ra bộ loa Arabesque thu hút sự chú ý và hiếu kỳ trong giới audiophile.

Bề ngoài cặp loa khiến cho người xem bị mê hoặc bởi vẻ đẹp độc đáo hiếm có. Thùng loa làm từ vật liệu nhựa tổng hợp cao cấp trong suốt – UV resistant polymers, công nghệ cung cấp bởi hãng Finiglass, Đức. Bên cạnh đó, hệ thống driver cấu tạo từ loa tweeter ribbon của RAAL và ba loa woofer Illuminator của Scanspeak. Hiện tại chỉ có 20 cặp Crystal Cable Arabesque được bán trên toàn cầu.

Công suất yêu cầu của loa là 450 Watt, đáp ứng tần số 27 Hz đến 100 kHz, trở kháng 4 Ohm, độ nhạy 93 dB, trọng lượng 80 kg. Giá thành 65.000 USD.

Loa Grande Utopia EMs của Focal
Trong các dòng loa Utopia của Focal, Grande Utopia EMs là sản phẩm cao cấp nhất. Tại triển lãm, sản phẩm nhận thực sự được ngưỡng mộ bởi khả năng truyền đạt âm thanh, đặc biệt phần âm trầm, gần như trọn vẹn.

Loa Grande Utopia EMs bao gồm một loa woofer Electro-Magnetic đường kính 16 inch, một loa mid-bass Multiferrite đường kính 11 inch, hai loa midrange Power Flower đường kính 6,5 inch và một loa tweeter Beryllium đường kính 1 inch.

Điểm đột phá nằm kết cấu loa woofer sử dụng nam châm điện động Electro-Magnet (EM – viết tắt tên dòng loa) có tính năng vượt trội thay vì sử dụng nam châm vĩnh cửu Permanent-Magnet. Những loa sử dụng nam châm vĩnh cửu có hai nhược điểm rất khó khắc phục. Thứ nhất, nếu muốn tái tạo âm trầm mạnh mẽ ở tần số thấp thì khối lượng chế tạo phải tăng, đồng nghĩa với việc yêu cầu công suất kéo cũng tăng mạnh. Hơn thế nữa, nam châm vĩnh cửu sẽ giới hạn khả năng di chuyển côn loa vì lực từ chỉ giới hạn, hai điểm trên dẫn đến hiện tượng nhiều cặp loa không thể đạt âm trầm thực sâu và uy lực. Focal bằng công nghệ tiên tiến nhất hiện nay áp dụng chế tạo loa woofer sử dụng nam châm điện động EM, điều đó có nghĩa lực từ có thể tăng tùy ý muốn, côn loa di chuyển linh hoạt và tự do hơn, phần âm trầm có thể đạt tần số rất thấp và công suất cung cấp rất nhỏ. Nam châm điện động dành cho loa woofer đường kính 16 inch có tổng trọng lượng lên tới 24 kg, độ nhạy 97 dB, đáp ứng tần số 18 Hz, một con số hầu như không hãng loa nào có thể làm nổi. Bên cạnh loa woofer EM, Grande Utopia EMs còn được trang bị loa tweeter Beryllium 1 inch có âm thanh giải cao vô cùng quyến rũ. Kết cấu Focal Grande Utopia EMs có khả năng “gật gù”, tức là bạn có thể thay đổi “độ cong” của loa, tùy theo phòng nghe và vị trí người ngồi.

Thông số kỹ thuật: tần số đáp ứng 18 Hz đến 40 kHz, trở kháng 8 Ohm, độ nhạy 94 dB, trọng lượng 260 kg. Giá thành 180.000 USD.

Pre-ampli Platino LS-1/VELOCE
Điểm đặc biệt ở sản phẩm pre-amplifier Veloce Platino LS-1 là dùng nguồn điện từ pin sạc. Kết cấu gồm hai khối riêng biệt: khối nạp điện/pin điện áp 240V một chiều (DC) có khả năng cung cấp nguồn trong 100 giờ hoạt động liên tục và khối tiền khuyếch đại. Nguồn điện một chiều (DC) từ pin sẽ cung cấp năng lượng sạch sẽ, bằng phẳng hơn rất nhiều so với nguồn điện thông thường chỉnh lưu từ nguồn điện xoay chiều (AC). Phần pre-ampli sử dụng đèn 12AU7 và 12AT7, hỗ trợ kết nối XLR và RCA. Thêm nữa công nghệ Smart Supply tự động nạp nguồn cho hệ thống pin khi chúng cạn kiệt mà không cần thao tác từ người sử dụng.

Audio Research VSi60 sử dụng tầng đầu bằng linh kiện bán dẫn JFET nhằm giảm nhiễu tầng đầu vào, đèn lái 6H30 và đèn công suất Svetlana 6550. Mạch điều khiển sử dụng vi điều khiển kết hợp với relay và được lắp ráp thủ công tại Plymouth (Minnesota, Mỹ). Công suất của ampli đạt 50 Watt mỗi kênh nhằm kéo các đôi loa khó trị. Giá thành 4.000 USD.

Thiết bị ánh sáng trong tổ chức sự kiện

Posted in Tin tức on February 28, 2011 by thietbiamthanhanhsang

Ánh sáng là một yếu tố rất quan trọng trong bất kỳ một sự kiện nào. Tiếp theo seri bài “Mang nghệ thuật vào tổ chức sự kiện”,Công ty cung cấp thiết bị âm thanh ánh sáng PAH xin giới thiệu một số thiết bị ánh sáng thường được sử dụng. Đây chỉ một số kiến thức “còi” của người làm tổ chức sự kiện, mong các bạn tiếp nhận

1. Các loại đèn hay dùng trên sân khấu:
– Đèn follow: Loại đèn chiếu tập trung ánh sáng trắng, có hình tròn, thường dùng để chiếu vào tâm điểm nào đó trên sân khấu ví dụ khi VIP đi lên, chiếu vào logo cty trên sân khấu…

– Đèn scanner (đèn quét): Là loại đèn có ánh sáng cực mạnh, có rất nhiều chức năng sửa luồng sáng của bóng đèn như : Color (màu), Gobo (chắn sáng thành hình, bông hoa v.v), Iris (thu hoặc mở lớn bằng chắn sáng), nhân lên nhiều hình bằng lăng kính, Zoom, quay ngang quay dọc. Scanner thì tạo ra AS đẹp, chính xác nhưng cồng kềnh nên chỉ sử dụng cho những SK cố định, thường treo lên cao.

Đèn moving head (đèn có đầu cử động): tương tự scanner, nhưng Scanner do quét ngang và dọc bằng phản chiếu AS qua 1 tấm kính phản chiếu (mirror) nên chuyển động của ánh sáng rất nhanh, chính xác. Trái lại, moving head nặng nên chuyển động chậm chạp hơn nhiều, đổi lại góc quét ngang, dọc của scanner bị giới hạn hơn moving head nhiều. Movie head dùng cho những SK cơ động, thường đặt dưới sàn chiếu ngược lên. Ngoài ra nó hay được thiết kế trong Bar, vũ trường vì khi chuyển động, nó tạo ra những cảnh vui mắt hơn vì góc quay rộng.

-Đèn Strobe light : Tạo ra ánh sáng như đèn flash để chụp hình nhưng mạnh hơn rất nhiều. Trên SK dùng nó trong những scene cao trào, chớp liên hồi., kết hợp với khói và lazer.

-Đèn cực tím (UV) (black light) : Dùng làm màu nền của SK khi tắt hết đèn. Có thể giữ sáng liên tục, không tắt trong khi biểu diễn. Ánh sáng của loại này sẽ pha vảo những màu khác làm tươi màu lên, nổi bật nhiều màu có đặc tính phản quang, nhất là màu trắng. Có 2 loại đèn UV black và blue, loại blue màu ra sáng hơn loại black.

-Đèn mặt trời (sun light): Có 2 loại, đơn và đôi, loại đôi có 2 tia sáng giống ánh sáng mặt trời quay ngược chiều nhau. Trên SK thường đặt chính giữa chiếu vào phông, sau lưng bộ trống jazz. Đèn này chỉ chơi lúc mở màn hay mở đầu bài nhạc, chưa có ánh sáng. Không nên lạm dụng nhiều, hóa nhàm.

-Đèn trung tâm (centre-piece) : Đã gọi là đèn trung tâm nên bao giờ cũng đặt chính giữa. Ở SK nên chiếu vào phông tạo hoa văn linh động.

– Đèn laser : Đèn sử dụng các tia sáng mảnh, cực mạnh, nhiều màu sắc để tạo hiệu ứng sân khấu

– Đèn PAR 64: PAR là chữ viết tắt của Parabollic Aluminum Reflector (chóa phản chiếu bằng nhôm hình paraboll) là loại loại cơ bản không thể thiếu tại các sân khấu. Nó tạo thứ ánh sáng nền mượt mà, không bị tương phản, có thể dùng dimmer để tạo ra những khoảng sáng, tối mờ ảo. Cấu tạo rất đơn giản, gọn nhẹ, dễ di chuyển, cho nên nó là loại đèn thông dụng nhất hiện nay.

2. Những thiết bị ánh sáng phụ trợ khác : Tuy không phải là đèn chiếu sáng nhưng các thiết bị này cũng góp phần tạo cho SK đa dạng hơn :

-Trái châu kính phản chiếu tia : Nếu muốn làm ánh sao trên bầu trời thì dùng thiết bị này đặt gần phông, dùng tia sáng nhỏ chiếu vào.

-Đèn tạo mây : Như một đèn chiếu phim slide có hình mây, cho di chuyển thật chậm.

-Máy tạo khói : Làm cho hiệu ứng ánh sáng càng thêm phần nổi bật

-Máy phun bong bóng : Như các em nhỏ chơi trò thổi bóng xà phòng, như sử dụng máy sẽ ra nhiều hơn và liên tục.

-Máy tạo tuyết : Gồm những bọt xà phòng nhỏ li ti kết dính lại, trông xa giống tuyết rơi. Lưu ý khi sàn sân khấu bằng gỗ trơn hay gạch men, coi chừng diễn viên bị té ngã vì rất trơn.

Máy bắn kim tuyến: Để ý khi phun vào nhũng thiết bị điện vì giấy có tráng nhôm, có thể dẫn điện gây đoản mạch.

Và không thể thiếu nữa là
Lighting controller system: thiết bị điều khiển các thứ trên